|
||||||
|
CÁC ĐƠN VỊ
PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP Chức năng và nhiệm vụ: Chức năng của phòng là quản lý và phục vụ nghiên cứu khoa học như xây dựng kế hoạch, thực hiện chế độ chính sách, thanh quyết toán, đào tạo và hợp tác, văn thư, soạn thảo văn bản, phục vụ điện nước, bảo vệ và lái xe… cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trưởng phòng: NCVCC, GS.TS. Nguyễn Quảng Trường, ĐT:+84-24-37565943, Mobile: +84-(0)913522004, Email: nqt2@yahoo.com Phó trưởng phòng: CN. Cao Thị Kim Dung, ĐT: +84-24-38360169, +84-(0)913.091.119, Email: dungiebr@yahoo.com Kế toán trưởng: CN. Đoàn Thị Tú Anh, ĐT: +84-24-37565941, +84-(0)944069854, Email: tuanh@iebr.ac.vn Đào tạo: NCVC, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, ĐT: +84-24-37565944, +84(0)912142843; Email: daotaosdhiebr@gmail.com Thủ quỹ: Đỗ Thị Lan Hương, ĐT: +84-24-37565941, +84-(0)1254.497.355, Email: lanhuong180483@yahoo.com.vn Văn thư: CN. Ngô Thị Thanh Nga, ĐT: +84-24-38360169, +84-(0)942.438.289, Email: nga1980ngo@yahoo.com Lái xe: Đặng Thanh Hà, ĐT: +84-(0)903.233.515; Vũ Xuân Mạnh, ĐT: +84-(0)912.323.762 Kỹ thuật: Vũ Văn Bách, ĐT: +84-(0)904.320.805 PHÒNG BẢO TÀNG ĐỘNG VẬT Chức năng và nhiệm vụ: Thu thập vật mẫu và tạo hình mẫu động vật. Tổ chức trưng bày, giới thiệu vật mẫu phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng. Hoạt động chuyên môn: Từ 1996 đến 2005, chủ trì và tham
gia 8 đề tài cấp Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tham gia 5 chương trình khoa
học cấp Nhà nước, 12 đề tài cấp Bộ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tổ chức và triển khai ứng dụng phần mềm tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý và tra cứu vật mẫu tại phòng Bảo tàng Ðộng vật. Hợp tác nghiên cứu: Tham gia
nghiên cứu, tổ chức và sắp xếp, bảo quản vật mẫu trong các chương trình hợp tác trong nước và nước ngoài như: Birdlife,
FFI, WWF.... Các Bảo tàng nước ngoài như: Bảo tàng Ðộng vật St. Peterburg (Nga), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York (Hoa Kỳ), Bảo tàng Ðộng vật hoàng gia
Ontario (Canada), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Leiden (Hà
Lan).... Trưởng phòng: NCVCC. PGS.TS. Vũ
Đình Thống
PHÒNG CÔN TRÙNG HỌC THỰC NGHIỆM Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu sinh thái thực nghiệm nhân nuôi côn trùng phục vụ phòng trừ sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên côn trùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu các nhân tố sinh thái, nhằm thúc đẩy quá trình sinh sản của các loài côn trùng có ích, sản xuất ra những cá thể côn trùng có chất lượng cao phục vụ biện pháp phòng trừ sinh học và phục vụ cho các nghiên cứu thức nghiệm côn trùng. Bảo quản các loài ong mắt đỏ qua các thế hệ nhân nuôi, gìn giữ hoàn thiện quy trình sản xuất ong mắt đỏ (Trichogramma spp.). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng ký sinh, bắt mồi và ứng dụng chúng trong phòng trừ một số loài sâu hại nguy hiểm trong nông lâm nghiệp. Điều tra, phân loại một số nhóm côn trùng có ích nhằm khai thác nguồn lợi của chúng phục vụ nhân nuôi. Đã sưu tầm và lưu giữ các mẫu vật của các nhóm côn trùng ký sinh, bắt mồi phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên côn trùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và các dự án hợp tác quốc tế. Công bố được nhiều công trình kết quả nghiên cứu khoa học tại các hội nghị, tạp chí trong nước và quốc tế. Hợp tác nghiên cứu: Hợp tác với nhiều cơ quan và tổ chức quốc tế như các trường đại học tổng hợp Kagoshima, Kyushu, Gakugei Tokyo, Hokaido, Ryukyus (Nhật Bản); mạng lưới nghiên cứu kiến quốc tế (AneT); Trung tâm bảo vệ đa dạng sinh học vùng ASEAN (ARCBC), Viện quốc tế phòng trừ sinh học (CAB). Trường Đại học tổng hợp Nông nghiệp Trung Quốc (CAU), Thái Lan (CBT),Pháp (MF), Viện thú ý Ipoh Malaysia. Trưởng phòng: NCVCC. GS.TS. Trương Xuân Lam. ĐT: +84-4-37565899; +84-(0)912201588. Email: txlam@iebr.ac.vn ; txlam_iebr@yahoo.com Phó trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Quang Cường. ĐT: +84-4-37565899; +84-(0)916853287. Email: quangcuong_iebr@yahoo.com Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG Chức năng và nhiệm vụ: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng, thực hiện các chiến lược quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
sinh vật. Nghiên cứu sinh học, sinh thái để xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn cho các loài động vật quí hiếm và có giá trị kinh tế cao. Hoạt động chuyên môn: Các cán bộ của Phòng đã chủ trì hoặc tham gia nhiều đề tài, đề án về điều tra đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam; đã công
bố một số sách chuyên khảo và nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Dưới đây là một số chương trình, đề tài chính mà Phòng đã thực hiện: ·
1980-1985:
Chương trình hợp tác Việt-Xô về điều tra khu hệ động vật hoang dã rừng nhiệt đới Việt Nam. ·
1981-1986:
Ðề tài thuộc Chương trình nghiên cứu Quốc gia 52.01.02 về xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên động vật trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. ·
1987-1990:
Ðề tài thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước 48C.01.02 về nghiên cứu sinh học, sinh thái, phục hồi và bảo tồn các loài động vật bị đe doạ cao (voi, hươu sao, hươu xạ,...). ·
1990-1994:
Ðề tài thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước KT-02 về đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái
tiêu biểu ở Việt Nam. ·
1995-1997:
Ðề tài nghiên cứu Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về nghiên cứu nhân nuôi một số loài cầy (cầy mực, cầy vằn, cầy giông, cầy vòi mốc, cầy vòi đốm) và hổ. ·
1997-2000:
Ðề tài cấp Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về nghiên cứu sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi một số loài động vật quí, hiếm (hươu xạ, cầy văn, gấu ngựa, gấu chó). ·
2001-2005:
Ðề tài
cấp Bộ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về khảo sát đánh giá đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên và đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Ðề mục khảo sát đánh giá giá trị đa dạng sinh học động vật hoang dã. ·
2006:
Ðề tài cấp Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam về nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và giải pháp bảo tồn Sao la ở Việt Nam. Hợp tác nghiên cứu: Phòng Ðộng vật học có xương sống có mối quan hệ hợp tác rộng rãi với nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật. Trưởng
phòng: NCVC.TS. Ngô Xuân Tường Các
cán bộ
nghiên cứu:
PHÒNG HỆ THỐNG HỌC CÔN TRÙNG Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu phân loại côn trùng; thu thập và lưu giữ mẫu vật côn trùng cho nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khu hệ côn trùng Việt Nam; tham gia biên soạn Động vật chí Việt Nam. Nghiên cứu đa dạng côn trùng và bảo tồn đa dạng côn trùng ở Việt Nam. Hoạt động
khoa học: Từ năm 1975
hoạt động như Tổ nghiên cứu côn trùng trong phòng Động vật học thuộc Viện Sinh vật học. Sau đó gia nhập vào phòng Sinh thái học côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật. Từ năm 2000 tách ra thành phòng
nghiên cứu độc lập thuộc viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Phòng có 3 cán bộ đã nghỉ hưu là PGS. TSKH Lê Xuân Huệ, PGS. TS Tạ Huy Thịnh và CN. Đặng Đức Khương. Một số đề tài chủ yếu Phòng đã tham gia hoặc chủ trì: 1977-1983: Điều tra động vật Tây nguyên thuộc Chương trình Điều tra tổng hợp vùng Tây nguyên. 1984-1988: Điều tra sâu bệnh ở một số cây trồng chính ở Tây nguyên thuộc Chương trình 48C – Cơ sở khoa học quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Tây nguyên. 1979-1985: Nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật Việt Nam thuộc Chương trình Hợp tác nghiên cứu tổng hợp Việt-Xô. 1981-1985: Nghiên cứu năng suất sinh học hệ sinh thái rừng Tây nguyên thuộc Chương trình 52 02 – Cơ sở khoa học của việc bảo vệ, khôi phục và sử dụng hợp lý tài nguyên. 1990-1991: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật vùng hồ chứa Sông Đà thuộc Chương trình Cơ sở khoa học để phát triển kinh tế – xã hội vùng lòng hồ Sông Đà. 1993-1995: Nghiên cứu giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường gây ra bởi hoá chất dùng trong nông nghiệp thuộc Chương trình KT 02- Bảo vệ môi trường. 2006-2007: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Đề tài cấp VKHCNVN. 2008-2009: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Bắc Trung bộ và đề xuất các biện pháp bảo tồn. Đề tài cấp VKHCNVN. 2008-2009: Nghiên cứu tính đa dạng của một số họ ngài (Heteroctera,
Lepidoptera) ở rừng tự nhiên Việt Nam dưới tác động của con người và ý nghĩa thực tiễn của chúng. Đề tài hợp tác song phương Việt-Nga cấp VKHCNVN. 2011-2012: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc cung đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát huy đa dạng côn trùng. Đề tài cấp VKHCNVN. 2007-2010: Điều tra đánh giá ảnh hưởng lâu dài của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tới đa dạng sinh học tại một số vùng dọc biên giới Việt Lào ở Quảng Nam, Kon Tum và đề xuất các giải pháp cải tạo phục hồi. Đề tài độc lập cấp Nhà nước. 1996- đến nay: Các đề tài Biên soạn Động vật chí Việt Nam. 1996- đến nay: Các đề tài Biên soạn Sách đỏ Việt Nam. 1995- đến nay: Các đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống (nay là Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – Nafosted). 2011-2014: Điều tra đánh giá các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ nhằm tu chỉnh Sách Đỏ Việt Nam Mã số: ĐTĐL.2011-G/23. 2011-2014: Điều tra, đánh giá hệ sinh thái rừng khộp và rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp bảo tồn. Mã số: TN3/T07. 2012-2014: Phân loại học và bảo tồn đa dạng sinh học các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở miền Bắc Việt Nam (Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học IFS, Vương quốc Thuỵ Điển). Các đề tài, dự án đánh giá đa dạng sinh học và bảo tồn, xây dựng luận chứng kỹ thuật của nhiều Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Kết quả các hoạt động: Gần 400
công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế. Hơn 100 loài côn trùng mới cho khoa học được mô tả, hàng trăm loài côn trùng được ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam. 03 tập Động vật chí đã được xuất bản. Khoảng 500 000 mẫu vật côn trùng được lưu giữ tại phòng. Xây dựng các dẫn liệu cơ sở về đa dạng và bảo tồn côn trùng của nhiều khu vực khác nhau ở Việt Nam. Hợp tác quốc tế: Đã và đang có sự hợp tác nghiên cứu với: Viện nghiên cứu Senckenberg, Frankfurt (CHLB Đức); Trường đại học bang Nizhniy Novgorod (CHLB Nga); Trường Đại học Sư phạm Uljanovsk, CHLB Nga; Trường Đại học Quốc gia Chung Hsing (Đài Loan); Trường Đại học Tunghai; Bảo tàng khoa học tự nhiên quốc gia, Đài Chung (Đài Loan);
Trung tâm đa dạng sinh học Hà Lan, Leiden (Hà Lan); Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia, Seoul (Hàn Quốc); Viện nghiên cứu Smithsonian, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ, Washington DC (Hoa Kỳ); Bảo tàng Khoa học tự nhiên North Calorina (Hoa Kỳ); Trường Đại học bang Michigan (Hoa Kỳ); Trường Đại học Quốc gia Malaysia, Kuala Lumpur
(Malaysia); Trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur
(Malaysia); Trường Đại học Nông nghiệp Tôkyô (Nhật Bản); Bảo tàng Khoa học Quốc gia Tokyo (Nhật Bản); Trường Đại học Y khoa Tokyo (Nhật Bản); Trường Đại học nông nghiệp Obihiro (Nhật Bản); Viện các bệnh truyền nhiễm Quốc gia (Nhật Bản); Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris (Pháp); Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Stockholm (Thụy Điển); Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ, Brussels (Vương Quốc Bỉ). Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG KÝ SINH TRÙNG HỌC Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu sinh học, sinh thái và miễn dịch ký sinh trùng. Nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng các biện pháp phòng trừ ký sinh trùng. Nghiên cứu sự ô nhiễm môi trường bởi mầm bệnh ký sinh trùng, ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ cộng đồng, các biện pháp xử lý. Hoạt động chuyên môn: Ðã phát hiện 500 loài sán lá, 170 loài sán dây, 450 loài giun tròn, 70 loài
giun đầu gai, 100 loài sán lá đơn chủ, 90 loài giáp xác và 50 loài
chân khớp ký sinh ở người và động vật. Ðã nghiên cứu sinh học, sinh thái học của một số loài ký sinh trùng quan trọng ở người và động vật: Sán lá gan lớn Fasciola spp.; sán lá gan
nhỏ Clonorchis sinensis; sán lá phổi Paragonimus spp.; sán lá ruột Fasciolopsis buski; một số loài sán lá ruột nhỏ Haplochis spp., Heterophyes heterophyes; sán dây Taenia spp.;
giun lươn Angiostrongylus cantonensis… Đã nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng trong chăn
nuôi và một số cộng đồng dân cư. Ðã công bố 12 sách chuyên khảo, tham khảo về ký sinh trùng học bằng tiếng Việt và tiếng Nga và 200 bài báo khoa học công bố trên các tập chí trong và ngoài nước. Từ năm 2000 trở lại đây tập trung nghiên cứu ký sinh trùng ở cá, ếch nhái và bò sát, đồng thời nghiên cứu các loài ký sinh trùng có
khả năng lan truyền từ động vật sang người.
Hợp tác nghiên cứu: Đã có các dự án hợp tác nghiên cứu với Viện ký sinh trùng Nga, Viện
Sinh học và Thổ nhưỡng Viễn Đông (Nga), Viện Ký sinh trùng Séc, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Belarus và một số trường đại học, viện nghiên cứu về ký sinh trùng ở các nước Bỉ, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin… Đã có các dự án hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu trong nước: Viện Thú y trung ương, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn
trùng trung ương, Viện Thủy sản 1, Viện Tài nguyên môi trường
biển, Viện Công nghệ sinh học… Trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Văn Hà. ĐT: +84-4-38363180;
+84-(0)989836727. Email: nvha@iebr.ac.vn Phó trưởng phòng: NCVC. PGS.TS. Phạm Ngọc Doanh. ĐT: +84-4-38363180;
+84-(0)912723177. Email: pndoanh@iebr.ac.vn
PHÒNG SINH THÁI CÔN TRÙNG
Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu đa dạng và phân loại học ứng dụng các thiên địch của sâu hại thuộc hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu cấu trúc quần thể, sự phát sinh và phát triển của thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu sinh học bảo tồn các loài thiên địch quan trọng của sâu hại và các mối tương tác giữa chúng; các biện pháp nhằm thúc đẩy sự đa dạng, bảo tồn và phát triển các loài thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu cơ sở sinh thái học cho chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở Việt Nam.
Hoạt động chuyên môn: Trong thời gian từ 1981 đến nay, các cán bộ của Phòng đã tham gia thực hiện nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu trong nước và quốc tế như: · Ðề tài cấp nhà nước 48.01.04.01 (1981-1985) đã cung cấp các thông tin khoa học về các nhóm tác nhân sinh học quan trọng trong phòng chống dịch hại trên cây lúa và cây đay. · Ðề tài cấp nhà nước KT.02.07 (1986-1990) sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. · Ðề tài cấp nhà nước (1995-1997) Ðiều tra, thống kê các loài động vật không xương sống có ích trong các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình vùng đồng bằng sông Hồng và triển vọng sử dụng chúng ở Việt Nam. · Ðề tài cấp nhà nước (1999-2000) Ðiều tra, thống kê các loài động vật không xương sống có ích và triển vọng sử dụng chúng trong các hệ sinh thái nông nghiệp miền núi tỉnh Hòa Bình. · Ðề tài cấp nhà nước (2002-2005) ""Xây dựng bộ Ðộng vật chí, Thực vật chí Việt Nam giai đoạn 2003-2005”. · Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (từ năm 1996). · Trên 300 kết quả nghiên cứu đã được công bố. Hướng nghiên cứu của Phòng tập trung vào các nhóm ong ký sinh thuộc các họ Braconidae, Ichneumonidae, các nhóm ăn thịt thuộc các họ · Vespidae, Coccinelidae, Reduviidae, Carabidae và nhóm nhện Araneae.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã hợp tác với Phòng Nghiên cứu Cánh màng - Viện Ðộng vật học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), Phòng Ðộng vật không xương sống (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, New York, Hoa Kỳ); Phòng Côn trùng học (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc Gia, Leiden, Hà Lan), Viện Côn trùng học Quảng Ðông (Trung Quốc), Trường Ðại học Nông nghiệp Triết Giang (Trung Quốc), Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Nam Ninh (Trung Quốc) và một số trường Đại học ở Nhật Bản.
Trưởng phòng: NCVCC. TS. Phạm Quỳnh Mai. ĐT: +84-4-37914828; +84-(0)904575215. Email: pqmai@iebr.ac.vn Phó trưởng phòng: NCVC. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên. ĐT: +84-4-38361440; +84-(0)917327699. Email: phuonglientit@yahoo.com
Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu, điều tra đa dạng động vật đất Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái đất. Nghiên cứu quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái đất. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng động vật đất làm chỉ thị sinh học, xử lý ô nhiễm môi trường đất và phục hồi đất.
Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu đa dạng động vật đất ở các hệ sinh thái khác nhau và ở các khu Bảo tồn Thiên nhiên, Vườn Quốc gia của Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng giun đất. Tham gia soạn thảo động vật chí, cơ sở dữ liệu động vật Việt Nam.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã hợp tác với Bảo tàng Hoàng gia Ontario, Canada; Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Ðan Mạch. Viện Sinh thái và Tiến hóa động vật (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga).
Trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Đức Anh ĐT: +84-4-38361441; +84-(0)913353521. Email: ducanh@iebr.ac.vn
Phó trưởng phòng: NCVCC. TS. Nguyễn Thị Thu Anh ĐT: +84-4-38361441; +84-(0)982736399. Email: nthuanh189@yahoo.com
Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu khu hệ thủy sinh vật các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn ven biển: phân loại học, địa sinh vật, đặc tính sinh học, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật. Thực hiện nghiên cứu độc tố sinh thái học thực nghiệm là cơ sở khoa học sử dụng các chỉ số sinh học cho đánh giá
và sinh giám sát chất lượng môi trường nước. Hoạt động chuyên môn: Các thành viên
của Phòng đã
tham gia hoặc chủ trì một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học: ·
Ðề tài cấp nhà nước về nghiên cứu sử dụng hợp lý các hệ sinh thái dải ven biển Việt Nam
(1976-1980; 1981-1985; 1986-1990 và 1991-1996). ·
Ðề tài nhà nước về khu hệ thủy sinh vật và các hệ sinh thái đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long
(1982-1985; 2003-2004).Các Dự án điều tra nghiên cứu sinh thái thuỷ vực và môi trường ở vùng đồng bằng sông Hồng (1997-1999). ·
Ðề tài thuộc chương trình
nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (1996-2005). ·
Ðề tài cấp Bộ về nghiên cứu sử dụng các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi trường ở Việt Nam (2000-2002). ·
Dự án Ðiều tra nghiên cứu đa dạng sinh học vùng núi Hương Sơn-Hà Tĩnh (2004-2005). ·
Ðề tài nhà nước về xây dựng cơ sở số liệu biển Việt Nam (từ 1996-2005). ·
Quy
hoạch hệ thống các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa của Việt Nam (2005-2006). ·
Ðề tài xây dựng bộ Ðộng vật chí, Thực vật chí Việt Nam (từ 1999 đến nay). ·
Quy
hoạch hệ thống các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa của Việt Nam (2005 - 2006). Hợp tác nghiên cứu: Các cán bộ của Phòng còn tham gia thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu với các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IUCN, WWF, FFI, JSPS và các
tổ chức trong nước trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Trưởng phòng: NCVC. TS. Lê
Hùng Anh. ĐT: +84-4-37565897; +84-(0)912630888. Email: lehunganh@gmail.com Phó
trưởng phòng: NCVC. TS. Trần Đức Lương.
ĐT: +84-4-37565897; +84-(0)985724550. Email: tranducluongiebr@gmail.com Các
cán bộ
nghiên cứu:
PHÒNG SINH THÁI THỰC VẬT Chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái thực vật, cả sinh thái lý thuyết và sinh thái ứng dụng. Nghiên cứu các hệ sinh thái có giá trị kinh tế cao, tài nguyên sinh vật và bảo vệ môi trường, nghiên cứu sinh thái của các loài thực vật có giá trị kinh tế cao. Xây dựng cơ sở công nghệ phục vụ nghiên cứu sinh thái thực vật.
Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu cấu trúc, diễn thế các kiểu rừng khác nhau và sinh thái của các loài thực vật bậc cao. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc phục hồi các thảm thực vật và hệ sinh thái bị suy thoái. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của các hệ sinh thái núi cao từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác. Nghiên cứu tìm giải pháp ngăn chặn và phòng ngừa quá trình sa mạc hóa ở Nam Trung Bộ. Nghiên cứu và áp dụng lý thuyết phân tích hệ thống, xây dựng mô hình toán và mô phỏng trên máy tính trong các nghiên cứu sinh thái học Nghiên cứu và áp dụng lý thuyết sinh thái cảnh quan trong các nghiên cứu sinh thái học. Ðã chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học các cấp.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã hợp tác với nhiều cơ quan trong và ngoài nước trong nghiên cứu và đào tạo sau đại học.
Hợp tác đào tạo: Dự án điều tra cơ bản "Điều tra đa dạng sinh học, đánh giá tiềm năng hoạt chất sinh học của Ngành Rêu tản (Marchantiophyta) và Ngành Rêu sừng (Anthocerotophyta) ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam", mã số: UQĐTCB.05/19-20, được Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt thực hiện trong hai năm 2019-2020 hợp tác với đối tác Nga (TSKH. Vadim Bakalin, Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận hỗ trợ hướng dẫn sinh viên, học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh về đề tài Rêu tản. Chi tiết liên hệ: PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh, Email: nvsinh@gmail.com, ĐT: 0989548886.
PHÒNG SINH THÁI VIỄN THÁM Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu
sinh thái, xây dựng quy hoạch và bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đa dạng sinh học. Tham gia đào tạo, phổ biến các ứng dụng trong lĩnh vực viễn thám và hệ thông tin địa lý cho cán bộ trong Viện, cán bộ địa phương tại các khu bảo vệ, học viên sau đại học… Hoạt động chuyên môn: Chủ trì và tham gia các chương
trình nghiên cứu các cấp trong lĩnh vực viễn thám và GIS. Công nghệ
này cung cấp các thông tin cập nhật và đa chiều về đa dạng sinh học. Tư vấn cho các cơ quan quản lý phương án bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong đánh giá rủi ro, dự báo… Xây dựng các bản đồ đa dạng sinh học; bản đồ phân bố các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Việt Nam; bản đồ thảm thực vật; bản đồ các hệ sinh thái, diễn biến sinh thái… Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các địa phương. Tổ chức các khoá học về áp dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu
và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ Viện Sinh thái, cán bộ địa phương tại các vườn Quốc gia, Khu bảo tồn; học viên sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài Viện.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng Sinh
thái Viễn thám tham gia hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm khoa học Nga, Vườn thực vật Missouri (Mỹ), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ, Viện sinh thái ứng dụng Italy, các tổ chức khác như IUCN, BirdLife Quốc tế, WWF, FFI... Website http://www.geoconser.com/ là sản
phẩm hợp tác giữa phòng Sinh thái Viễn
thám và Trung tâm Đa dạng sinh học và Bảo tồn, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ. Phó trưởng phòng: NCV. ThS. Lê
Minh Hạnh. ĐT: +84-4-37562133; +84-(0)982404076. Email: hanhleminh@yahoo.com
PHÒNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Chức năng và nhiệm vụ: Điều tra, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên thực vật Việt Nam. Nghiên cứu sự phân bố, đặc điểm sinh học, tính đa dạng và trữ lượng của một số loài cây có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu sự hình thành, biến đổi và tích luỹ các hợp chất có ích ở các loài thực vật. Nghiên cứu cơ sở khoa học, kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài thực vật mới có giá trị kinh tế - xã hội cao ở các vùng sinh thái khác nhau. Đề xuất giải pháp bảo tồn đối với những loài quý hiếm.
Hoạt động chuyên môn: Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ, khai thác, phát triển và ứng dụng các loài thực vật có giá trị kinh tế cao như: cây chứa tinh dầu (Mentha arvensis, M. piperita, Ocimum basilicum, O. gratissimum, Cymbopogon winterianus, C. martinii, Vetiveria zizanioides, Pogostemon cablin, Fokienia hodginsii, Litsea cubeba, Elsholtzia spp., v.v…); cây có dầu (Vernicia montana, V. fordii, Camellia oleifera, Cleidiocarpon cavaleriei, C. laurinum>); cây làm thuốc (Stephania spp., Celastrus spp., Holarhena pubescens, etc ). Tham gia đánh giá tác động môi trường ở một số nhà máy thuỷ điện trong cả nước. Tham gia nghiên cứu tính đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thực vật ở một số Vườn Quốc gia và một số Khu Bảo tồn thiên nhiên trong cả nước. Ðã công bố hơn 200 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Các nhà khoa học của phòng Tài nguyên thực vật đã xuất bản một số sách chuyên khảo như: Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam và Tài nguyên thực vật Việt Nam - Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã hợp tác với các cơ quan trong nước và ngoài nước trong nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Quang Hưng. ĐT: +84-24-38364624; +84-(0)8.88848386. Email: nqhungiebr@yahoo.com Phó trưởng phòng: NCVC. TS. Chu Thị Thu Hà. ĐT: +84-24-37913827; +84-(0)912513505. Email: chuha@iebr.ac.vn
PHÒNG THỰC VẬT
Chức năng và nhiệm vụ: Điều tra hệ thực vật Việt Nam, đánh giá thành phần loài tự nhiên trên toàn vùng lãnh thổ, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn Thực vật chí Việt Nam. Thu thập và xây dựng bộ sưu tập mẫu thực vật Việt Nam. Điều tra, phát hiện những cây có giá trị kinh tế cao, đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển các loài quan trọng. Xác định hiện trạng các nguồn gen thực vật quý và hiếm, nâng cao các biện pháp bảo tồn các loài có nguy cơ bị đe dọa đó.
Hoạt động chuyên môn: Từ năm 1975, các cán bộ khoa học của Phòng đã tham gia điều tra, nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phòng đã tham gia xuất bản các cuốn sách chuyên môn “Danh lục thực vật Tây Nguyên“ (1984), ""Một số rau dại ăn được ở Việt Nam“ (1994), ""Kỷ yếu thực vật có mạch của hệ thực vật Việt Nam“ (1990-1996), ba tập ""Danh lục các loài thực vật Việt Nam“ và bốn tập ""Thực vật chí Việt Nam“ đầu tiên (2000- 2005), 42 tập sách PROSEA (1996-2005), ""Sách Đỏ Việt Nam-Phần thực vật“ (1996). Phòng cũng đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học hệ thực vật của nhiều khu vực ở Việt Nam. Phòng hiện lưu giữ hơn một triệu tiêu bản thực vật khô, được thu thập trên lãnh thổ Việt Nam và trao đổi với một số Phòng tiêu bản khác trên thế giới. Phòng cũng đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học hệ thực vật của nhiều khu vực ở Việt Nam.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng có nhiều hợp tác với các phòng nghiên cứu thực vật thuộc các Viện, Trường như: Trường Đại học Leiden (Hà Lan), Vườn thực vật Mít-xu-ri (Hoa Kỳ), Viện Bảo tàng Pari (Pháp) v.v. Phòng Thực vật còn có những mối quan hệ với các tổ chức quốc tế khác như IUCN, FAO, WWF.
Phó trưởng phòng: NCVC. TS. Đỗ Văn Hài. ĐT: +84-4-37564463; +84-(0)983903982. Email: dovanhaiiebr@yahoo.com
PHÒNG THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC
Chức năng và nhiệm vụ: Ðề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học thuộc lĩnh vực Thực vật dân tộc học trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực Thực vật dân tộc học.
Hoạt động chuyên môn: Ðiều tra, nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tri thức thực vật dân tộc của Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2015 tập trung vào các cây thuốc, các cây có độc tính, các cây nhuộm màu, các cây ăn được của các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu ứng dụng tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc để sản xuất các sản phẩm mới góp phần phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống của cộng đồng: sản xuất các chất màu tự nhiên từ nguyên liệu thực vật; các cây thuốc, bài thuốc dân tộc chữa bệnh hiểm nghèo, các chế phẩm bảo vệ thực vật, các hợp chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các cây kinh tế truyền thống của các dân tộc để sử dụng bền vững nguồn gen thực vật như: tuyển chọn và phát triển giống Hồi (Illicium verum) có năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu quy hoạch và sản xuất các sản phẩm thương mại cao cấp từ cây Thạch đen (Mesona chinensis), bảo tồn và phát triển các cây nhuộm màu thực phẩm, phát triển một số loài cây thuốc truyền thống có giá trị kinh tế cao ... Nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá, tập quán dân tộc với phương thức sản xuất, mức độ tác động của các cộng đồng dân tộc thiểu số tới da dạng sinh học và môi trường, từ đó đề xuất các chính sách quản lý góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững đa dạng sinh học và bảo tồn bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các mô hình bảo tồn da dạng sinh học tại cộng đồng, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp thích hợp tại các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đã xây dựng thành công các mô hình bảo tồn, phát triển cây thuốc truyền thống trong các cộng đồng dân tộc H' mông, Dao, Thái, Tày ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La; mô hình kinh tế trang trại-vườn rừng của người Dao; mô hình kinh tế vườn hộ gia đình của người H' mông; mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen các cây nhuộm màu tại các cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Tu dí, Pa dí.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã và đang hợp tác với một số đơn vị nghiên cứu khác.
Trưởng phòng: NCVC. TS. Bùi Văn Thanh. ĐT: +84-4-37565939; +84-(0)989965604. Email: thanhbv2001@gmail.com Phó trưởng phòng: NCVCC. PGS.TS. Nguyễn Văn Dư. ĐT: +84-4-37565939; +84-(0)904140936. Email: nguyenvandu@fpt.vn
Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG TUYẾN TRÙNG HỌC
Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu sinh thái, sinh học các nhóm tuyến trùng thực vật đề xuất cơ sở phòng trừ tổng hợp tuyến trùng hại nông, lâm nghiệp. Nghiên cứu sử dụng tuyến trùng cho phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng và giám sát chất lượng môi trường đất và nước ở Việt Nam.
Hoạt động chuyên môn: Ðã phát hiện 250 loài tuyến trùng ký sinh thực vât từ các hệ sinh thái nông nghiệp và rừng Việt Nam : 16 loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng và 25 loài ký sinh côn trung ở Việt Nam: 200 loài tuyến trùng sống tự do trong đất: 350 loài tuyến trùng sống tự do trong nước ngọt và biển. Ðã xây dựng cơ sở phòng trừ một số nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng ở lúa, hồ tiêu, cà phê. Ðã nghiên cứu tuyển chọn 7 chủng tuyến trùng cho phòng trừ sinh học sâu hại. Ðã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất sinh khối 6 chế phẩm sinh học tuyến trùng BIOSTARs, Ðã đưa vào thử nghiêm phòng trừ khoảng 30 loại sâu hại khác nhau trong đó có một số sâu hại quan trọng ở thuốc lá, nho, rau màu, mía. Ðã đánh giá chất lượng môi trường đất của một số hệ sinh thái nông nghiệp trên cơ sở cấu trúc quần xã, đa dạng sinh học và chỉ số sinh trưởng của tuyến trùng (MI). Ðã nghiên cứu và đánh giá ô nhiễm một số hệ sinh thái thủy vực trên cơ sở phân tích cấu trúc các quần xã động vật đáy có kích thước nhỏ, trong đó có tuyến trùng. Ðã xây dựng chỉ tiêu Việt Nam (ISO-2002 VN) để đánh giá chất lượng môi trường nước trên cơ sở sử dụng tuyến trùng và động vật đáy kích thước nhỏ khác. Ðã công bố 8 sách chuyên khảo, tham khảo về tuyến trùng học bằng tiếng Việt và tiếng Nga và 180 bài báo khoa học công bố trên các tập chí trong và ngoài nước.
Hợp tác nghiên cứu: Tham gia các hiệp hội: Hội Tuyến trùng học châu Âu (ESN); Mỹ (SON); Á - Phi (AASN); Hội động vật đáy quốc tế (ISOMB). Tham gia mạng lưới nghiên cứu chuối quốc tế (INIBAP) và châu Á - Thái Bình Dương (INIBAP/ASPNET). Ðã hợp tác nghiên cứu khoa học với: Ðại học tổng hợp Adelaide, Sydney (Australia); Ðại học tổng hợp Gent. Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Merelbeke, Ðại học tổng hợp Thiên chúa giáo Leuven (Vương quốc Bỉ); Viện Côn trùng học Quảng Ðông, Viện Ðấu tranh sinh học Băc Kinh, Ðại học tổng hợp Thanh Ðảo (Trung Quốc); Viện Tuyến trùng học Muenster, Viện Bệnh học thực vật, Ðại học tổng hợp Bonn, Ðại học tổng hợp Bremen, Ðại học tổng hợp Kiel, (Cộng hòa Liên bang Ðức); Viện Ký sinh trùng học Moscow, Viện Sinh học thổ nhưỡng Vladivostok, Viện sinh thái thủy vực nội địa, (Cộng hòa Liên bang Nga); Viện Ký sinh trùng quốc tế (CAB) (Vương quốc Anh); Ðại học tổng hợp California, Riverside, Florida (Hoa Kỳ).
Trưởng phòng: NCVC. TS. Trịnh Quang Pháp. ĐT: +84-4-37561171; +84-(0)904.798.795. Email: tqphap@yahoo.com
Các cán bộ nghiên cứu:
PHÒNG HỆ THỐNG HỌC PHÂN TỬ VÀ DI TRUYỀN BẢO
TỒN Chức năng và nhiệm vụ: Xác định loài và mối quan hệ giữa các loài
trong hệ thống phân loại và tiến hoá trên cơ sở dẫn liệu DNA. Góp phần xây dựng Ngân hàng dữ liệu gen các loài động, thực vật rừng Việt Nam. Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của 6 loài Tuế (Cycas
dolichophylla, C. ferruginea, C. balansae, C. hoabinhensis, C. simplicipinna,
C. chevalieri) và 2 loài Tre (Bambusa bambos và B. nutans) trên cơ sở sử dụng kỹ thuật isozym. Nghiên cứu mối liên quan giữa sự phân cắt và suy giảm nơi sống của sinh vật do hoạt động của con người với suy giảm cấu trúc quần thể và tính đa dạng di truyền. Hợp tác nghiên cứu: Phòng Hệ thống học phân tử và di truyền bảo tồn hợp tác nghiên cứu với các cơ quan tổ chức như: Viện Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI), Trung tâm ASEAN về bảo tồn đa dạng sinh học (ARCBC), Trường Ðại học Tự do Bỉ, Trường đại học Ghent. Phó trưởng phòng: NCV. ThS. Nguyễn Giang Sơn. ĐT:
+84-4-37914482; +84-(0)944436369. Email: giangson_bk@yahoo.com Các cán bộ nghiên cứu:
TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH
Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen quí hiếm, phục hồi và phát triển những loài động vật, thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nghiên cứu di thực nhập nội, gieo trồng các loài thực vật, thuần dưỡng các loài động vật quí có giá trị kinh tế, khoa học từ các vùng sinh thái khác nhau trong nước và nước ngoài. Phối hợp với địa phương, các cơ quan khoa học tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh còn là nơi tham quan, học tập cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu tăng cường và phát triển đa dạng loài động thực vật. Xây dựng bộ sưu tập sống động vật và thực vật nhiệt đới. Nghiên cứu diễn thế và phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái. Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Hợp tác nghiên cứu: Trạm đã và đang Hợp tác với Vườn thực vật New York (Hoa Kỳ) về Ða dạng, bảo tồn và hoá thực vật hệ thực vật Việt Nam (2006-2007).
Trưởng phòng: NCV. ThS. Đặng Huy Phương. ĐT: +84-4-37566801; +84-(0)904203388. Email: phuongiebr@yahoo.com phuongiebr@gmail.com Phó trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Thế Cường. ĐT: +84-4-37566801; +84-(0)978007313. Email: cuongntc1979@gmail.com
Các cán bộ nghiên cứu:
|
|
©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT |